Có lẽ nghe từ “mở khóa đầu” ở trẻ sơ sinh bạn thắc mắc không biết là bệnh gì và thực hư ra sao. Thường hiện tượng này được nhắc nhiều ở các vùng núi phía Bắc, trong y học hiện nay chưa có kết luận chính thức nào về hiện tượng này cả. Thực hư ra sao mời các bạn theo dõi bài viết sau đây:

Hiện tượng mở khóa đầu theo dân gian

Theo dân gian cứ thấy trẻ có dấu hiệu bỏ bú, sốt, ngủ li bì, quấy khóc một cách lạ thường và hộp sọ chỗ thóp của trẻ có vết lõm sâu, giống như bị tách ra thì người ta gọi đây là bệnh “mở khóa đầu”.

Đang xem: Mở khóa đầu ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ có dấu hiệu trên thì theo người dân truyền lại bạn không cần quá lo lắng và nên bình tĩnh xử lý cho trẻ vì căn bệnh này không quá nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

*

Tuy nhiên theo họ đồn lại rằng khi thấy trẻ có dấu hiệu trên thì nên tìm thầy và lấy thuốc để chữa trị không lâu ngày sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Chúng ta có thể dùng một củ địa liền giã nát và đắp lên trán của trẻ khi vừa mới sinh ra để hạn chế trẻ bị bệnh này.

Khi trẻ bị bệnh ta nên hỏi thăm người dân nơi xảy ra nhiều hiện tượng này ở các vùng núi như Bắc Giang, Quảng Ninh để lấy thuốc hoặc mời thầy lang về đốt ngải và chữa trị.

Theo y học thì các bác sĩ nói gì về hiện tượng mở khóa đầu

Các bác sĩ khuyến cáo với mọi người rằng, từ trước tới nay không có căn bệnh nào là căn bệnh “ mở khóa đầu” cả, đó chỉ là cách gọi của dân gian và chúng ta nên tìm hiểu rõ không nên theo những quan niệm sai lệch đồn đại mà làm hại đến sức khỏe của trẻ.

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu trên thì các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện tiến hành kiểm tra, chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Tránh tình trạng kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và có thể dẫn đến những tình trạng đáng tiếc xảy ra.

*

Việc chữa trị theo dân gian (đốt lá ngải, đắp lá thuốc) chưa biết rõ về tác dụng nhưng nhìn sơ qua thì việc làm này rất nguy hiểm vì có thể gây tổn thương cho làn da mỏng manh của trẻ. Và đặc biệt nếu không được điều trị đúng cách trẻ có thể bị các biến chứng khác như sốt xuất huyết não, tụ máu, kiệt sức và dẫn đến tử vong.

Xem thêm: Tại Sao Trẻ Sơ Sinh Gắt Ngủ Phải Làm Sao ?” Vì Sao Bé Gắt Ngủ Dữ Dội

Hậu quả của việc tự ý điều trị hiện tượng “mở khóa đầu”

Cuối năm 2018, tại khoa hồi sức thuộc bệnh viện sản nhi Quảng ninh đã cấp cứu một ca trong tình trạng nguy kịch là bé Vũ Minh H (6 tháng tuổi), sống tại TP. Hạ Long, Quảng Ninh với tình trạng sốt cao, quấy khóc và bỏ bú ngày thứ hai.

Các bác sĩ khám bệnh và đưa ra kết quả như sau: Bé sốt cao 39 độ C, thóp phồng và cổ có dấu hiệu cứng lại, tình trạng bé lơ mơ không biết gì. Gia đình bé cho biết trước đó ở nhà thấy bé có dấu hiệu bỏ bú, sốt và sờ có thấy đường rãnh mở rộng nên gia đình nghĩ bé bị bệnh “mở khóa đầu” nên đã đốt ngải, đắp lá để chữa trị cho bé.

*

Chữa trị một ngày mà không thấy trẻ có dấu hiệu thuyên giảm mà còn nặng thêm, lúc này gia đình mới đưa trẻ đi thăm khám và nhập viện điều trị.

Kết quả kiểm tra cho thấy bé H bị sốc nhiễm khuẩn màng não và được đưa vào khoa hồi sức cấp cứu để điều trị. Các bác sĩ điều trị cho bé bằng thuốc kháng sinh, hạ sốt và kết hợp với việc cho bé thở bằng máy, bé bị khá nặng và thời gian điều trị khá dài.

Các bác sĩ cho biết: Đã từng nghe về bệnh “mở khóa đầu” trong dân gian nhưng đối với tây y thì không có căn bệnh nào như thế cả.

Theo các bác sĩ thì hiện tượng xuất hiện rãnh sâu đó chính là hiện tượng bình thường xảy ra ở trẻ vì xương sọ của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.

Các dấu hiệu như trẻ bỏ bú, quấy khóc, bị sốt đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ bị mắc một số bệnh như viêm phổi, viêm màng não, sốt huyết não. Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu trên cần đưa trẻ đi thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những tình trạng đáng tiếc xảy ra cho trẻ.

Xem thêm: Có Nên Uống Thuốc Làm Mất Sữa Mẹ Nhanh Siêu Tốc Sau Khi Cai Sữa Cho Bé

Các bậc cha mẹ hãy có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng “mở khóa đầu” ở con trẻ nhé, Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có cách nhìn chính xác và rút ra được nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *