HNX30 là gì và có ý nghĩa như thế nào? Chỉ số này cùng với HNX Index trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (sàn HNX) là hai chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá được về thị trường chung, cũng như làm căn cứ lựa chọn cổ phiếu để đầu tư có lợi nhuận. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ phần kiến thức này nhé.
Đang xem: Rổ chỉ số hnx30 là gì, danh sách mã cổ phiếu hnx30 hnx30 là gì
1. HNX là sàn gì?
Sàn HNX là gì? Đây là một khái niệm mà nhà đầu tư mới cần tìm hiểu. Khi tham gia vào thị trường chứng khoán tại Việt Nam, bạn bắt buộc phải có tài khoản mở tại công ty chứng khoán và tham gia mua bán cổ phiếu trên sàn chứng khoán do nhà nước quản lý.
Hiện tại có 3 sàn giao dịch chứng khoán là HOSE, HNX và UPCOM.
HOSE là sàn thuộc Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM chính thức khai trương hoạt động vào năm 2000.HNX hay Hanoi Stock Exchange là sàn thuộc Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội chính thức khai trương hoạt động vào năm 2005.Sàn UPCOM – thị trường công ty đại chúng chưa niêm yết bắt đầu giao dịch vào năm 2009.
Sàn HNX hoạt động với mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước là chủ sở hữu, mà người đại diện ở đây là Bộ Tài chính. Số vốn điều lệ thời điểm thành lập là 1000 tỷ đồng. Địa chỉ sàn HNX:
So sánh số liệu 3 sàn HNX HOSE và UPCOM
Sàn UPCOM là bước trung gian cho các công ty trước khi được xem xét niêm yết chính thức trên sàn HOSE hoặc HNX nhưng cũng có khá nhiều công ty quy mô lớn có cổ phiếu giao dịch tại đây.Sàn chứng khoán HOSE được thành lập đầu tiên, là nơi niêm yết hầu hết các cổ phiếu vốn hóa lớn của Việt Nam. Trên HNX chỉ có 2 công ty mà vốn hóa thị trường trên 1 tỷ USD. Trong khi đó 20 công ty lớn nhất trên Sàn thành phố Hồ Chí Minh có giá trị thị trường trên 3 tỷ USD.HNX khi thành lập năm 2005, được dành cho các công ty nhỏ hơn và có tốc độ tăng trưởng cao. Yêu cầu niêm yết của HNX dễ hơn so với sàn HOSE.Biên độ dao động giá tăng/giảm của cổ phiếu giao dịch trên sàn HOSE là +/-7%, còn sàn Hà Nội là +/- 10%.
Sàn HNX theo định hướng tái cấu trúc Thị trường chứng khoán của chính phủ, tương lai sẽ trở thành sàn giao dịch chứng khoán phái sinh và trái phiếu tại Việt Nam, còn sàn HOSE sẽ trở thành sàn giao dịch cổ phiếu và chứng quyền có bảo đảm (CW).
Quy định đối với công ty niêm yết tại sàn HNX ít khắt khe hơn so với HOSE
Sàn HOSE có quy định các doanh nghiệp niêm yết phải công khai các khoản nợ với cổ đông lớn, hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát và những đối tượng liên quan. Trong khi đó, sàn HNX không có quy định này.Vốn điều lệ các công ty niêm yết trên sàn HOSE đều phải nhỏ nhất là 120 tỷ đồng. Trong khi đó sàn Hà Nội chỉ yêu cầu vốn điều lệ tối thểu 30 tỷ đồng.Công ty muốn được niêm yết trên sàn chứng khoán TP Hồ Chí Minh phải có lãi trong ít nhất 2 năm liền kề, không có lịch sử nợ quá hạn 1 năm và không có lỗ lũy kế tích lũy tại năm đăng ký niêm yết. Quy định của sàn HNX “dễ thở” hơn, chỉ cần không có lỗ quá hạn 1 năm.Trên sàn HOSE nếu công ty niêm yết đưa thông tin sai quá 4 lần sẽ nhận cảnh cáo hoặc là công ty không đáp ứng các yêu cầu về vốn điều lệ, lợi nhuận sau thuế… có thể bị hủy mã chứng khoán.
2. Chỉ số HNX Index là gì?
Thường người ta nhắc tới VN Index nhiều hơn, đó là chỉ số vốn hóa gia quyền của tất cả 409 cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE và là đại diện chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam.
HNX Index là gì? Chỉ số này tương tự VN Index nhưng tính trên danh mục của tất cả các cổ phiếu đang được niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (sàn HNX).
Cách xác định chỉ số HNX Index
Các chỉ số HNX Index hay VN Index, UPCOM Index đều có cách tính theo công thức sau:
Trong đó :
: Giá trị vốn hóa thị trường hiện tại
: Giá trị vốn hóa thị trường cơ sở (tính tại ngày đầu tiên giao dịch)
: Giá của cổ phiếu i tại thời điểm gốc
: Khối lượng niêm yết của cổ phiếu i tại thời điểm gốc
: Giá của cổ phiếu i tại thời điểm t
: Khối lượng niêm yết của cổ phiếu i tại thời điểm t
Chỉ số này được xác định bằng tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu tại thời điểm t chia cho tổng giá trị thị trường các cổ phiếu tại thời điểm gốc rồi nhân với 100.
Ví dụ minh họa:
Giả sử khi thị trường chứng khoán khi thành lập sàn HNX chỉ gồm 3 cổ phiếu A, B và C với các thông tin cơ bản như sau:
Phiên giao dịch cổ phiếu ngày 1 – ngày cơ sở
Khi lập Thị trường Chứng khoán ngày đầu tiên, kết quả cuối cùng của phiên đó sẽ được gọi là phiên gốc.
Xem thêm: Cách Dạy Cắm Hoa Hồng Nhung Đơn Giản Mà Ấn Tượng, Hướng Dẫn Cắm Hoa Đẹp
Mệnh giá: Tất cả các cổ phiếu khi lên sàn đều có mệnh giá quy định là 10.000đ
Vốn điều lệ: Ở đây là vốn điều lệ thực góp làm cơ sở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Số lượng chứng khoán niêm yết: Bằng vốn điều lệ/mệnh giá
Số lượng Cổ phiếu Quỹ: là số lượng cổ phiếu cổ đông đã bán lại và chính Công ty là bên mua.
Số lượng Cổ phiếu lưu hành: là số lượng cổ phiếu được lưu hành trên thị trường, bằng số lượng cổ phiếu thực niêm yết trừ đi số lượng cổ phiếu quỹ Công ty mua lại.
Giá đóng cửa: là giá giao dịch cuối cùng của ngày, đồng thời cũng là giá tham chiếu của phiên tiếp theo khi giao dịch trên Thị trường Chứng khoán, cũng là giá để tính tài sản của thị trường, của nhà đầu tư.
Giá trị Vốn hóa Thị trường (Capital Market): là giá trị của một Công ty theo thị trường đánh giá là bao nhiêu. Giá trị vốn hóa thị trường bằng số lượng cổ phiếu lưu hành nhân với giá trị trường (giá đóng cửa) của cổ phiếu đó.
% Vốn hóa trên Tổng thị trường: chính là % giá trị vốn hóa của từng Công ty so với Tổng thị trường. Index trong trong ví dụ trên bị chi phối nhiều bởi 2 mã cổ phiếu A và B (Chiếm hơn 90%) còn cổ phiếu C chỉ có ảnh hưởng nhỏ.
Theo hình trên, ở phiên giao dịch ngày thứ 1 Giá trị Vốn hóa Tổng thị trường 474 tỷ đồng vào cuối ngày, đây được xem là như điểm mốc 100 điểm.
Ngày thứ 2 có giao dịch như sau:
Phiên giao dịch cổ phiếu ngày thứ 2
Theo bảng trên:
Cổ phiếu B vẫn giữ nguyên giá nên Giá trị vốn hóa thị trường của Công ty là 204 tỷ đồng.
Cổ phiếu A tăng giá từ 15.000 đồng lên 15.500 đồng làm cho Giá trị vốn hóa thị trường của Công ty A tăng từ 225 tỷ đồng lên 232,5 tỷ đồng (tăng 3,33%).
Cổ phiếu C giảm giá từ 10.000 đồng xuống còn 9.500 đồng khiến cho giả trị Công ty C giảm từ 45 tỷ đồng xuống 42,75 tỷ đồng (giảm 5%).
Mặc dù Công ty C vốn hóa thị trường giảm mạnh 5%, trong khi Công ty A tăng có 3,33% nhưng tổng vốn hóa thị trường vẫn sẽ tăng, nguyên nhân là vì quy mô Công ty A lớn hơn Công ty C rất nhiều.
Tổng vốn hóa thị trường tăng là: 7,5 tỷ đồng – 2,25 tỷ đồng = 5,25 tỷ đồng thành 479,25 tỷ đồng ở phiên 2. Index phiên 1 với giá trị 474 tỷ đồng tương đương 100 điểm.
Phiên thứ 2 điểm số Index sẽ là 479,25 / 474 *100 = 101,11 điểm
Mức tăng phiên 2 so với phiên 1 là 1,11 điểm trị số hay 1,11%.
Đến đây ta có thể hiểu được cơ bản cách tính chỉ số HNX Index và các chỉ số khác.
3. Chỉ số HNX30 là gì?
Chỉ số HNX30 là chỉ số giá tương tự như HNX Index nhưng chỉ là của 30 công ty hàng đầu, vốn hóa thị trường lớn nhất, thanh khoản tốt nhất,… đang niêm yết trên sàn HNX. Việc lựa chọn ra 30 công ty này có những quy định rõ ràng với các tiêu chí thể hiện ra bằng con số.
Tại sao đã có chỉ số HNX Index lại cần thêm chỉ số HNX30?
Như mục trên ta thấy VN Index cũng như HNX Index đơn giản là Tổng giá trị vốn hóa thị trường của tất cả các Cổ phiếu đang niêm yết trên sàn. Tuy nhiên, nó tồn tại một số hạn chế:
Một số công ty lớn, do quy mô lớn nên thay đổi không nhiều lắm về giá cũng ảnh hưởng nhiều tới chỉ số chung thị trường, nhưng thanh khoản lại quá thấp, giao dịch lèo tèo. Thế nên chỉ một số lệnh giao dịch khối lượng cổ phiếu nhỏ (không ngoại trừ việc cố tình thao túng) cũng làm thay đổi giá cổ phiếu, ảnh hưởng làm méo mó phản ánh không đúng tâm lý thị trường.
Ví dụ 1: trường hợp Tổng công ty cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội (mã BHN)
Cơ cấu cổ đông của BHN dẫn đến tỷ lệ Free – Float thấp
Hai cổ đông chính của Tổng công ty cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội có 2 cổ đông chính là nhà nước và tập đoàn Carlsberg nắm đến hơn 99% cổ phiếu của công ty.
Các cổ đông còn lại chỉ nắm giữ hơn 1,6 triệu cổ phiếu trên tổng số 231,8 triệu cổ (tỉ lệ 0,69%), như vậy Tỉ lệ Cổ phiếu chuyển nhượng tự do thực sự (tiếng Anh là Free Float) quá ít.
Có một số Công ty quy mô lớn cổ phiếu vừa mới niêm yết được định giá quá cao, ngay sau đó khoảng vài tháng bị điều chỉnh giá thấp xuống. Điều này cũng ảnh hưởng chỉ số (Index) chung nhưng không phản ánh đúng bản chất của thị trường.
Ví dụ 2: Techcombank là một ngân hàng thuộc TOP 20 công ty lớn nhất sàn HOSE. Tại phiên giao dịch đầu tiên cổ phiếu có giá là 102.400 đồng/1 cổ phiếu. 1 tháng sau giá cổ phiếu chỉ còn 81.000 đồng, tức là giảm 20,9%, mức giảm này mạnh hơn rất nhiều so với chỉ số VN Index trong kỳ là 9,54%. Sự thay đổi của nó có tính chất đặc thù riêng, có ảnh hưởng tới thị trường chung nhưng không phản ánh đúng xu hướng thị trường.
Hai trường hợp trên cho ta thấy, chỉ số Index chung của sàn cũng có những hạn chế nhất định và cần phải có 1 số chỉ số khác phản ánh sát hơn với xu thế thị trường. Đó là nguyên nhân ra đời của chỉ số VN30 (sàn HOSE) hay chỉ số HNX30 (sàn HNX).